Tài sản cố định: Thời điểm bắt đầu tính khấu hao? Đây có thể là một câu hỏi dễ dàng với một số kế toán nhưng lại có thể là một bài học “đáng nhớ” với một vài kế toán khác. Vậy câu trả lời là gì? Các bạn nghĩ đến thời điểm nào?
1. Thời điểm mua tài sản cố định?
Để biết rõ thời điểm nào mới chính xác, hãy quay lại câu hỏi “tại sao phải trích khấu hao”? Theo các quan điểm kế toán hiện đại, thì nguyên tắc chi phối việc trích khấu hao là nguyên tắc phù hợp (Matching concept). Theo nguyên tắc này, chi phí của tài sản bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm của kỳ nào phải “phù hợp” với doanh thu do tài sản đó tạo ra trong kỳ đó.
Đó là lý do nếu ghi nhận vào chi phí toàn bộ giá trị tài sản vào năm đầu tiên khi mua, trong khi tài sản có thể tạo ra doanh thu trong suốt thời gian sử dụng, sẽ không hợp lý. Việc trích khấu hao cũng là một cách để phản ánh hao mòn vật lý của tài sản cố định (TSCĐ) vốn chỉ “cảm nhận” mà không lượng hóa được trong suốt thời gian sử dụng hữu dụng.
2. Thời điểm tài sản cố định sẵn sàng cho việc sử dụng?
Quay lại câu hỏi lớn ở trên. Liệu có nên trích khấu hao ngay từ ngày mua TSCĐ không? Câu trả lời là đuợc, nếu tại ngày đó, tài sản cố định đã sẵn sàng cho việc sử dụng hay tiếng tây là “ready for use”. Vì rõ ràng, nếu tài sản chưa sử dụng được thì cũng không thể tạo ra doanh thu vì vậy cũng ko thể có chi phí khấu hao “phù hợp” với doanh thu chưa được tạo ra đó.
Vậy nếu tài sản mới được được nhập về, chưa lắp ráp, hoặc đã lắp ráp nhưng chưa chạy thử, thì kể cả đã được ghi vào sổ chi tiết thì kế toán vẫn phải chờ đến thời điểm “ready” đó mới trích khấu hao.
- Bạn nên xem: Dịch vụ kế toán trọn gói chất lượng
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS16 – Property, Plant and Equipment nói: “Depreciation of an asset begins when it is available for use, ie when it is in the location and condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by management”.
Còn theo Khoản 9, Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:
”Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.”
– Theo chuẩn mực kế toán việt nam VAS 03 – TSCĐ hữu hình, hai trong 4 nguyên tắc bắt buộc cần có để ghi tăng TSCĐ là “Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy” và “Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó”. Khi một tài sản mới mua về nhập kho, chưa qua chạy thử, thậm chí mới chỉ là những linh kiện rời rạc thì chắc chắn 2 điều kiện này không thể đảm bảo. Thậm chí có những trường hợp, kế toán phải làm việc với bộ phần kỹ thuật và sản xuất để xác định xem có thể hợp nhất các bộ phận riêng biệt của TSCĐ không, hay có thể tách những bộ phân riêng lẻ ra để tính khấu hao riêng, do thời gian sử dụng hữu dụng của các linh kiện này khác nhau.
- Bạn nên xem: Dịch vụ tư vấn lập báo cáo chuyển giá
Như vậy, một tài sản giá trị lớn với nhiều linh kiện phức tạp sẽ ngốn không ít thời gian lắp đặt chạy thử, có khi phải đến hàng tháng trời. Do đó, việc “nhỡ tay” trích trước một vài tháng khấu hao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đó là không kể, có những tài sản lại được cấu thành từ nhiều bộ phận riêng biệt, hoạt động tách rời và có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau. Trong các trường hợp như vậy, sự cẩn trọng được đòi hỏi cao hơn bao giờ hết.
Nguồn: Accounting Art
Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Nếu bạn đang cần các dịch vụ sau đây hãy liên hệ ngay với AMA để được tư vấn:
- Dịch vụ tư vấn quyết toán thuế
- Dịch vụ rà soát rủ ro thuế
Công ty kiểm toán AMA cam kết sẽ đem lại dịch vụ chất lượng, chuyên nghiệp và sự hài lòng cho quý khách hàng.
Đăng ký nhận bản tin
Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp