Mức xử phạt chậm nộp báo cáo tài chính bao nhiêu?
Vì nhiều lý do mà doanh nghiệp có thể phải nộp chậm báo cáo tài chính. Vậy theo quy định mức xử phạt chậm nộp báo cáo tài chính chính xác là bao nhiêu? Đây đang là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, mời quý vị tham khảo bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính khi nào?
Báo cáo tài chính là một tài liệu quá quen thuộc với các doanh nghiệp. Hầu hết các đơn vị kinh doanh đều cần nộp báo cáo tài chính hằng năm.
Trong đó, kỳ kế toán năm được tính là năm dương lịch, tương ứng là 12 tháng tròn sau khi doanh nghiệp thông báo cho cơ quan thuế có thẩm quyền.
- Bạn nên xem: Giá dịch vụ kiểm toán trọn gói tại AMA
Chỉ một số ít trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được cho phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Do đó, việc lập báo cáo tài chính một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng đôi lúc sẽ dài, hoặc ngắn hơn con số 12 tháng. Tuy nhiên không vượt quá 15 tháng.
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là kỳ báo cáo mỗi quý của năm tài chính. Còn kỳ lập báo cáo tài chính khác như tuần, tháng được thực hiện theo yêu cầu của pháp luật, chủ sở hữu, công ty mẹ.
Riêng đối với những đơn vị kế toán hợp nhất, sát nhật, bị chia tách, giải thể, phá sản, hay chuyển đổi hình thức sở hữu phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm diễn ra sự kiện đó.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Doanh nghiệp cần chú ý về thời gian nộp báo cáo tài chính đúng hạn, chậm nhất là ngày thứ 90. Tính từ ngày kết thúc năm theo lịch dương hoặc năm tài chính. Bởi nếu không sẽ bị xử phạt chậm nộp báo cáo tài chính.
Quy định về thời gian hồ sơ quyết toán thuế áp dụng với doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể… Chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định.
Mức xử phạt chậm nộp báo cáo tài chính
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính thấp nhất là 5.000.000 đồng và cao nhất là 50.000.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Doanh nghiệp cần lưu ý thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quy định để tránh bị xử phạt.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thời hạn nộp báo cáo tài chính. Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính AMA có rất nhiều kinh nghiệm trong việc làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế. Chắc chắn sẽ hỗ trợ đắc lực cho tất cả doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tránh bị phạt chậm nộp báo cáo tài chính một cách lãng phí.
Đăng ký nhận bản tin
Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp