Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho mình ai điều ai cũng nên phải biết. Việc tính thuế TNCN hàng năm, theo quý, theo tháng đối với tiền lương tiền công trong năm đó gần như ai cũng phải làm. Nhưng, nhiều cá nhân vẫn thường xuyên gọi tư vấn với chúng tôi cách tính thuế thu nhập cá nhân đó như thế nào?
Nếu bạn đang muốn tính, tìm, xác định số thuế chúng ta phải nộp hay số thuế được hoàn thì đây chính là nội dung bạn cần tìm rồi nhé.
Để hiểu rõ được về thuế TNCN chúng ta cần hiểu cơ bản một số khái niệm:
1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Các khoản thu nhập có phát sinh thuế TNCN:
– Thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công;
– Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn;
– Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
– Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
– Thuế đối với thu nhập từ bản quyền;
– Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại;
– Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng;
– Thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương tiền công
Để xác định được số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của một cá nhân chúng ta cần thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định cá nhân cư trú hay không cư trú;
Bước 2: Xác định cá nhân ký hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn;
Bước 3: Xác định thu nhập tính thuế TNCN;
Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ thuế TNCN;
Bước 5: Xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân;
Bước 6: Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất.
Giờ chúng ta bắt đầu lần lượt thực hiện để tính thuế TNCN phải nộp như sau:
Bước 1: Xác định cá nhân cư trú hay không cư trú:
Cá nhân cư trú là gì?
Căn cứ vào khoản 1, Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định
“1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam;”
a. Thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp không cư trú
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
20% |
Ví dụ 1: Nếu thu nhập chịu thuế: 100, thì số thuế phải nộp được xác định
Thuế TNCN
phải nộp |
= |
100 |
x |
20% |
= |
20 |
Như vậy số thuế chúng ta phải nộp là: 20
Chúng ta cần lưu ý thu nhập NET hay GROSS sẽ tính khác nhau, với hai trường hợp này chúng ta cần quy và xác định được thu nhập chịu thuế. Tạm hiểu thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập chưa trừ đi thuế TNCN.
b. Thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp cư trú
Các đối tượng thuộc quy định tại khoản 1, Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC được xác định là cá nhân cư trú. Chúng ta áp dụng tiếp các bước bên dưới nhé.
Bước 2: Xác định cá nhân ký hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn:
a. Hợp đồng thời vụ dưới 03 tháng (khoán việc, thử việc…):
Nếu là hợp đồng dưới 3 tháng (thời vụ, giao khoán, thử việc …) -> Tính thuế TNCN theo biểu toàn phần 10% trên tổng thu nhập cá nhân nhận được.
Để hiểu rõ và xác định được thuế TNCN từ loại hợp đồng dưới 03 tháng, thử việc, học việc, khoán, …. mời chúng ta tìm hiểu thêm
b. Hợp đồng lao động dài hạn (từ 3 tháng trở lên)
Thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất |
Như vậy:
– Căn cứ để tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là: Thu nhập tính thuế và thuế suất.
– Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập.
– Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = Thu nhập tính thuế TNCN của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần
– Các trường hợp tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần gồm:
+ Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên (kể cả trường hợp ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi, những cá nhân ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên nhưng nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng lao động)
– Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm chi trả.
Ví dụ: Trả lương tháng 12/2018 vào ngày 10/01/2019 thì tính thuế TNCN vào tháng 1/2/2019 và Quyết toán thuế TNCN năm 2019.
Bước 3: Xác định thu nhập tính thuế TNCN
Ta có công thức sau:
Thu nhập tính thuế |
= |
Thu nhập chịu thuế |
– |
Các khoản giảm trừ |
Xác định thu nhập chịu thuế như sau:
Thu nhập chịu thuế |
= |
Tổng thu nhập(1) |
– |
Các khoản được miễn thuế (2) |
(1) Tổng thu nhập
Tổng thu nhập chịu thuế TNCN là gì? Là tổng các khoản thu nhập bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…)
(2) Các khoản được miễn thuế
Là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của các nhân. Một số khoản thu nhập miễn thuế, miễn thuế một phần thường gặp:
a) Tiền ăn giữa ca, ăn trưa;
b) Mức khoán chi văn phòng phẩm;
c) Tiền công tác phí;
d) Phụ cấp điện thoại;
e) Phụ cấp trang phục, đồng phục;
f) Phụ cấp xăng xe;
g) Tiền thuê nhà trả thay;
h) Tiền làm thêm giờ;
k) Các khoản tiền đám hiếu, hỉ;
l) Tiền mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ …
m) Tiền mua vé máy bay khứ hồi cho người nước ngoài về nước 1 lần/1 năm;
n) Một số khoản miễn thuế khác.
Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ thuế TNCN:
Đối với các khoản giảm trừ thuế TNCN hiện nay có 03 khoản mục như sau:
a. Giảm trừ gia cảnh:
- Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng tương ứng 108 triệu đồng/năm.
- Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. (Phải đăng ký và được cấp MST người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh)
b. Các khoản bảo hiểm bắt buộc:
khoản bảo hiểm bắt buộc này là phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm bắt buộc khấu trừ vào lương của người lao động: Chi tiết mức khấu trừ năm 2019 như sau:
- BHXH (8 %)
- BHYT (1,5 %)
- BHTN (1 %)
c. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học:
Cần thu nhập tài liệu để chứng minh đóng góp chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở được thành lập hợp pháp.
Tổng các khoản giảm trừ thuế TNCN gồm tổng các khoản giảm trừ bản thân, giảm trừ người phụ thuộc, giảm trừ bảo hiểm, giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, …
Bước 5: Xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân
Từ các khoản mục trên áp dụng vào công thức ta xác định được số Thu nhập tính thuế TNCN
Thu nhập tính thuế |
= |
Thu nhập chịu thuế |
– |
Các khoản giảm trừ |
Xác định thu nhập chịu thuế như sau:
Thu nhập chịu thuế |
= |
Tổng thu nhập(1) |
– |
Các khoản được miễn thuế (2) |
Bước 6: Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất
Cách tính Thuế TNCN được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất |
Thuế suất thuế TNCN được áp dụng theo biểu lũy tuyến từng phần:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Cách tính thuế TNCN là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập.
Số thuế tính theo
bậc thu nhập |
= |
Thu nhập
tính thuế Bậc |
x |
Thuế suất tương ứng
của bấc thu nhập đó |
=> Để thuận tiện cho việc tính toán, chúng ta có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111 như sau.
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
Cách 1 |
Cách 2 |
1 |
Đến 5 triệu đồng (trđ) |
5% |
0 trđ + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 trđ đến 10 trđ |
10% |
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ |
10% TNTT – 0,25 trđ |
3 |
Trên 10 trđ đến 18 trđ |
15% |
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ |
15% TNTT – 0,75 trđ |
4 |
Trên 18 trđ đến 32 trđ |
20% |
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ |
20% TNTT – 1,65 trđ |
5 |
Trên 32 trđ đến 52 trđ |
25% |
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ |
25% TNTT – 3,25 trđ |
6 |
Trên 52 trđ đến 80 trđ |
30% |
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ |
30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 |
Trên 80 trđ |
35% |
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 tr |
35% TNTT – 9,85 trđ |