27 tháng 09, 2023 Tin tức
5
(10000)

Kiểm toán nội bộ thuộc tuyến phòng thủ thứ ba trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Doanh nghiệp theo COSO, BASEL,…. Trong bài viết này Hãng Kiểm toán AMA sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn (theo hướng tiếp cận top down) vị trí, vai trò và nhiệm vụ của Kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp theo thông lệ quản trị tốt nhất trên thế giới đang áp dụng.

KIỂM TOÁN NỘI BỘ LÀ GÌ?

Theo chuẩn mực quốc tế được nhiều nước trên thế giới áp dụng của Viện Kiểm toán nội bộ (IIA-global.theiia.org) thì Kiểm toán nội bộ được lập ra với mục tiêu cung cấp đảm bảo cho Hội đồng quản trị về tính hiệu lực và hiệu quả của Hệ thống kiểm soát nội bộ, khung quản lý rủi ro đã được thiết lập và tính tuân thủ trong quản trị nội bộ công ty.

Kiểm toán nội bộ là gì ? Vị trí, vai trò kiểm toán trong doanh nghiệp

Kiểm toán nội bộ là gì ? Vị trí, vai trò kiểm toán trong doanh nghiệp

VỊ TRÍ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

Theo thông lệ quản trị tốt nhất khuyến nghị áp dụng cho các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, Kiểm toán nội bộ là đơn vị trực thuộc Ủy ban Kiểm toán. Ở Việt Nam một trong những đơn vị áp dụng thành công nhất chính là Vinamilk. Chính vì vậy Vinamilk có bước phát triển bền vững, minh bạch tiến lên vị trí thứ 36 trong top 50 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất trên thế giới và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Sau đây là sơ đồ tổ chức thượng tầng của Vinamilk.

VỊ TRÍ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

VỊ TRÍ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

Theo khung Hệ thống kiểm soát nội bộ được khuyến nghị và thừa nhận rộng rãi trên thế giới của COSO, BASEL,… thì Vị trí Kiểm toán nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:

Vị trí Kiểm toán nội bộ trong hệ thống kiểm soát

Vị trí Kiểm toán nội bộ trong hệ thống kiểm soát

Theo khung này thì Kiểm toán nội bộ thuộc tuyến phòng vệ thứ ba là tuyến kiểm soát sau ngoài phạm vi điều hành của Ban Giám đốc để đảm bảo tính độc lập. Tuyến phòng vệ thứ hai là các bộ phận kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, tuân thủ. Tuyến phòng vệ thứ nhất là các phòng/ban chức năng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh (đây là tuyến phòng vệ am hiểu về rủi ro nhất).

CƠ CẤU TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ủy ban Kiểm toán/ Tiểu ban Kiểm toán. Trưởng Kiểm toán nội bộ do Ủy ban Kiểm toán/tiểu ban kiểm toán bổ nhiệm. Trong đó Kiểm toán nội bộ có thể được tổ chức dựa trên quy mô của Doanh nghiệp và được phân thành các bộ phận/phòng liên quan đến kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tài chính,… Ngân sách hoạt động, lương thưởng, quyền hạn của Kiểm toán nội bộ trên cơ sở Quy chế tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ được Ủy ban Kiểm toán/ Tiểu ban kiểm toán phê duyệt.

Theo đánh giá của chúng tôi việc tách biệt ngân sách, lương thưởng của Kiểm toán nội bộ khỏi lương thưởng theo kinh doanh của Ban điều hành sẽ gia tăng tính độc lập trong việc đưa ý kiến của Kiểm toán nội bộ.

Tùy theo mô hình tổ chức có thể xây dựng Kiểm toán nội bộ theo mô hình như sau:

  • Mô hình tập trung: KTNB xây dựng ở công ty mẹ và thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ cho toàn bộ hệ thống
  • Mô hình phân tán: KTNB xây dựng ở các đơn vị thành viên
  • Mô hình vừa tập trung vừa phân tán: KTNB xây dựng theo chiều dọc vừa ở công ty mẹ và các công ty thành viên

Mô hình nào cũng có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên Hội đồng quản trị cần xác định mục tiêu và định hướng kinh doanh để xây dựng mô hình phù hợp, hiệu quả.

ỦY BAN/TIỂU BAN KIỂM TOÁN LÀ GÌ? DO AI THÀNH LẬP?

Theo thông lệ quản trị công ty tốt nhất được khuyến nghị thì Ủy ban kiểm toán hay Tiểu ban Kiểm toán là một tiểu ban do Hội đồng quản trị của Công ty lập ra với thành viên là các thành viên Hội đồng quản trị độc lập có chuyên môn trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, quản trị rủi ro,… Tên gọi Tiểu ban hay Ủy ban Kiểm toán do từng doanh nghiệp quy định và có ý nghĩa tương đồng.

Xem nhiều hơn thông thông tin về: Ủy ban kiểm toán là gì ? Những điều bạn cần biết về ủy ban kiểm toán

DOANH NGHIỆP NÀO CẦN CÓ BỘ PHẬN/PHÒNG/BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ?

Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế theo khung phù hợp theo các tiêu chuẩn quốc tế (COSO, BASEL,…) nhằm chặn gian lận trong doanh nghiệp với ba tuyến phòng vệ trong đó Kiểm toán nội bộ thuộc tuyến phòng vệ thứ ba. Tuyến phòng vệ thứ ba thực hiện kiểm soát sau cung cấp bảo đảm độc lập về tính tuân thủ.

Với hệ thống kiểm soát nội bộ xây dựng và vận hành tốt giúp cho Doanh nghiệp phát triển bền vững, ngăắn ngừa các gian lận, tuy nhiên để xây dựng và vận hành hiệu quả Doanh nghiệp sẽ tiêu tốn nguồn lực về chi phí nhân sự, chi phí hoạt động đáng kể để duy trì kiểm soát. Chính vì vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp cần tính toán, cân đối lợi nhuận, mục tiêu huy động vốn,… để xây dựng quy mô kiểm toán nội bộ phù hợp với hiện trạng của Doanh nghiệp mình.

Doanh nghiệp nào cần bộ phận kiểm toán nội bộ

Doanh nghiệp nào cần bộ phận kiểm toán nội bộ

Theo Hãng Kiểm toán AMA, để minh bạch hóa thông tin, tiệm cận với thông lệ quản trị tốt nhất của thế giới, các Doanh nghiệp phù hợp xây dựng bộ phận kiểm kiểm toán nội bộ phù hợp gồm:

  1. Doanh nghiệp niêm yết, đại chúng nên chuyển đổi mô hình Ban Kiểm soát sang mô hình Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ủy ban/ Tiểu ban kiểm toán nội bộ.
  2. Tập đoàn kinh tế tư nhân bao gồm Công ty Holdings và các công ty thành viên nên xây dựng Ban kiểm toán nội bộ tại Công ty Holdings.
  3. Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp tăng trưởng tốt cũng nên xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ để hướng tới việc IPO hoặc gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài chiến lược cũng như duy trì tính hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro.
  4. Doanh nghiệp SME (DN vừa và nhỏ) khuyến khích có nhân sự làm công tác kiểm toán nội bộ (gợi ý từ một đến hai nhân sự).

Một lựa chọn nữa của Doanh nghiệp là thực hiện phương án thuê dịch vụ của các Hãng Kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ hàng quý. Lợi thế phương án này giúp Doanh nghiệp kiểm soát chi phí; Đội ngũ nhân sự được đào tạo và thực hiện chuyên nghiệp; Báo cáo kết quả được đảm bảo tính độc lập bởi bên thứ ba.

SAU KHI THÀNH LẬP PHÒNG/BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ CẦN LÀM GÌ?

Điều đầu tiên: Kiểm toán nội bộ cần soạn thảo và đệ trình phê duyệt Quy chế tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ đến cấp có thẩm quyền (ủy ban kiểm toán/tiểu ban kiểm toán hoặc Hội đồng quản trị). Quy chế tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ cần quy định rõ các vấn đề sau:

  • Phạm vi điều chỉnh
  • Đối tượng áp dụng
  • Mục tiêu
  • Phạm vi của kiểm toán nội bộ
  • Các nguyên tắc cơ bản như (tính độc lập, khách quan, tính tuân thủ,…)
  • Chế độ lương thưởng, chi phí hoạt động

Thứ hai: Kiểm toán nội bộ cần xin phê duyệt định biên nhân sự và Kế hoạch kiểm toán năm về đối tượng được kiểm toán và ngân sách làm cơ sở thực hiện.

Thứ ba: Kiểm toán nội bộ cần ban hành Quy trình hướng dẫn thực hiện kiểm toán. Quy trình cần đảm bảo hướng dẫn được bốn bước cốt lõi cần thực hiện được của một cuộc Kiểm toán nội bộ như sau:

Lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán nội bộ bao gồm các nội dung chính:

  • Thống nhất kế hoạch kiểm toán với đơn vị được kiểm toán về lịch trình..
  • Thể hiện rõ nội dung kiểm toán, nhân sự tham gia, thông tin liên lạc, thời gian thực hiện và tài liệu cần cung cấp.
  • Nhận diện, phân tích, đánh giá các rủi ro tiềm tàng.
  • Họp nhóm kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán thực hiện theo đúng định hướng rủi ro

Thực hiện kiểm toán

Đây là bước công việc Kiểm toán việc thực hiện kiểm toán tại thực địa. Thứ tự công việc như sau:

  • Xem xét thực hiện các kiến nghị theo kết luận của cuộc kiểm toán liền trước
  • Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán nội bộ
  • Thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với các rủi ro đã được nhận biết và thiết kế trong chương trình kiểm toán tại bước lập kế hoạch. Trường hợp phát hiện các gian lận, sai sót chưa được nhận diện cần mở rộng phạm vi để đánh giá mức độ sai sót tổng thể.
  • Review kết quả kiểm toán của các thành viên theo công việc đã được phân công.
  • Thu thập các giải trình của đơn vị được kiểm toán liên quan đến các vấn đề phát hiện.

Kết thúc kiểm toán

  • Lập Báo cáo sơ bộ Tổng hợp kết quả cũng như các giải trình của đơn vị được kiểm toán. lên Báo cáo sơ bộ
  • Họp đánh giá kết quả kiểm toán sơ bộ với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán.
  • Thu thập các giải trình và khắc phục của đơn vị được kiểm toán
  • Tông hợp Báo cáo cuối cùng gửi đến đơn vị được kiểm toán và cấp trên có thẩm quyền.

Theo dõi thực hiện kiến nghị

Định kỳ KTNB thu thập Báo cáo khắc phục các sai sót, gian lận, đề xuất để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở Báo cáo kết quả cuộc kiểm toán.

Tùy theo mức độ của sai phạm, Đơn vị được kiểm toán xây dựng lộ trình khắc phục và báo cáo về cho Ban KTNB và Hội đồng quản trị.

Và cuối cùng: để bất kỳ hệ thống nào hoạt động tốt cần đến những nhân sự chất lượng. Tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động cũng như ngân sách đã được HĐQT duyệt, Trưởng Kiểm toán nội bộ cần tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng. Hãng Kiểm toán AMA gửi đến quý vị các kỹ năng cần có của Kiểm toán viên nội bộ ở mục dưới.

Chúng tôi cũng gửi đến Quý vị một lời khuyên nhỏ là nên tuyển nhân sự đã từng là Kiểm toán viên độc lập đã hành nghề do họ có bộ kỹ năng tốt và am hiểu về vận hành hệ thống trong doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP

Về quy định của Nhà Nước

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 áp dụng với Doanh nghiệpcơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các Doanh nghiệp. Việc Chính phủ ban hành quy định khung về Kiểm toán nội bộ cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đến nghề kiểm toán nội bộ cũng như hướng dẫn đến các nguyên tắc, chuẩn mực cần tuân theo khi xây dựng và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp.

Điều 10. Công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp

1. Các đơn vị sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:

a) Công ty niêm yết;

b) Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;

c) Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

2. Các doanh nghiệp không quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

3. Các doanh nghiệp quy định tại Điều này có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này.

Việc đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Về Phía các Doanh nghiệp

Với sự phát triển của thị trường chứng khoán như kênh dẫn vốn cho DN, các doanh nghiệp Việt Nam đang thay đổi từng ngày để tiệm cận với thông lệ quản trị tốt nhất của Thế giới đang áp dụng. Ngoài hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp niêm yết, đại chúng đã và đang hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng thành lập kiểm toán nội bộ trực thuộc Ủy ban kiểm toán.

Và Kiểm toán nội bộ dần trở thành một ngành nghề hot trong tương lai khi toàn bộ gần 5000 doanh nghiệp niêm yết, đại chúng áp dụng mô hình quản trị tốt nhất.

Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động kiểm toán nội bộ đang hiện nay chưa được chú trọng một phần là do hạn chế về nguồn lực, tư duy của Hội đồng quản trị, của ông chủ doanh nghiệp và còn nhiều yếu tố khác. Thực tế vẫn có những doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng hệ thống quản trị có nhân sự phụ trách kiểm toán nội bộ.

Dịch vụ có thể bạn cần: Dịch vụ kế toán trọn gói chất lượng

Tuy nhiên Kiểm toán nội bộ phải kiêm nhiệm việc kiểm soát nội bộ, KTNB trực thuộc Ban giám đốc (làm giảm tính độc lập). Các thực trạng này dẫn đến đánh đồng tuyến phỏòng vệ thứ ba với tuyến phòng vệ thứ hai.

NĂNG LỰC KIỂM TOÁN VIÊN NỘI BỘ CẦN CÓ LÀ GÌ?

Kiểm toán viên nội bộ là nhân sự chuyên nghiệp thực hiện kiểm soát tuân thủ, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá thực hiện kế hoạch, đánh giá khung rủi ro được xây dựng,…

Chính vì vậy kiểm toán viên nội bộ cần rất nhiều kỹ năng và kiến thức. Dưới đây Hãng kiểm toán AMA gửi đến các doanh nghiệp bộ từ điển gồôm hơn 20 kỹ năng cần có đối với các Kiểm toán viên mà các Công ty có thể áp dụng để xây dựng đội ngũ nhân sự Kiểm toán nội bộ chất lượng:

– Kỹ năng kiểm soát thực hiện kế hoạch: Triển khai công tác kiểm soát thực hiện kế hoạch của các phòng ban

– Kỹ năng đánh giá tuân thủ nội bộ: Khả năng kiểm tra thực hiện công việc theo quy trình, quy định do Công ty ban hành

– Kỹ năng xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ: Khả năng hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty và xây dựng hệ thống

– Năng lực chung về pháp luật: Là khả năng hiểu biết các luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

– Năng lực về quản trị rủi ro: Là khả năng nhận diện được các loại rủi ro, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp

– Kỹ năng lập kế hoạch kiểm toán: Là khả năng xây dựng kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán cho từng đợt kiểm toán

– Kỹ năng xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết: Là khả năng thiết lập được các thủ tục kiểm toán cho hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính

– Kỹ năng thực hiện các phần hành kiểm toán báo cáo tài chính: Là khả năng thực hiện các chương trình kiểm toán báo cáo tài chính

– Kỹ năng thực hiện kiểm toán hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khả năng thực hiện kiểm toán các hoạt động sản xuất kinh doanh

– Kỹ năng lập báo cáo kiểm toán: Là khả năng lập các báo cáo kiểm toán

– Kỹ năng lập hồ sơ kiểm toán: Là khả năng thu thập bằng chứng và trình bày hồ sơ kiểm toán một cách khoa học

– Năng lực về kế toán: Là khả năng về kế toán tài chính

– Năng lực về chính sách thuế: Là khả năng hiểu biết, vận dụng chính sách thuế và tư vấn thuế

– Kiến thức tìm kiếm, tổng hợp và phân tích thông tin: Tìm kiếm tổng hợp và phân tích các thông tin liên quan các nội dung công việc, giúp Cấp trên có thông tin, định hướng và thông qua việc phân tích thông tin để dự báo các cơ hội, rủi ro, thách thức…

– Hiểu biết về phối hợp công việc với cấp trên và các bộ phận có liên quan: Biết cách xây dựng mối quan hệ và phối hợp công việc với các phòng ban chức năng toàn Công ty nhằm phục vụ công việc

– Lập kế hoạch: Khả năng sắp xếp những công việc và xác định giải pháp tốt nhất để thực hiện những công việc đó

– Vận dụng pháp luật về thuế, bảo hiểm và các văn bản liên quan: Hiểu biết và vận dụng các quy định pháp luật về thuế và bảo hiểm

– Xây dựng, cập nhật quy trình, quy định, chính sách: Soạn thảo chính sách, quy trình, quy định để điều hành công việc

– Năng lực về tài chính: Là khả năng phân tích số liệu để nhận diện các vấn đề bất thường cần tập trung trong kiểm toán

– Kiểm soát tiến độ nộp báo cáo: Kiểm soát thời gian lập và gửi các báo cáo

GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ, HIỆU LỰC CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Như vậy, Hãng Kiểm toán AMA đã cung cấp cho quý vị thông tin khá đầy đủ về:

Kiểm toán nội bộ là gì

– Vị trí của Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ nên đặt ở đâu để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả

– Cơ cấu tổ chức của KTNB

– Hiểu về ủy ban kiểm toán hay tiểu ban kiểm toán

– Bài viết cho quý vị câu trả lời cho vấn đề: có hay không nên xây dựng (setup) Kiểm toán nội bộ cho doanh nghiệp của mình, quy mô như thế nào, ngân sách như thế nào phù hợp.

– Danh mục các nội dung cần thực hiện khi bắt đầu xây dựng Kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp

– Chúng tôi cũng cung cấp cho người đọc bộ từ điển năng lực với hơn 20 kỹ năng cần có của Kiểm toán viên nội bộ để giúp Doanh nghiệp có đội ngũ Kiểm toán viên nội bộ chất lượng.

– Chúng tôi cung cấp cho Quý vị bộ khung cần có của Quy trình kiểm toán nội bộ.

Tất cả kiến thức, biểu mẫu và am hiểu của Hãng Kiểm toán AMA về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ được chúng tôi triển khai tư vấn đến Quý khách hàng của AMA. Chúng tôi cũng thực hiện hàng trăm cuộc kiểm toán nội bộ giúp cho Quý khách hàng của AMA với chi phí phù hợp với ngân sách của khách hàng. Chính vì vậy, nếu Quý vị băn khoăn chưa biết xây dựng (setup) hệ thống kiểm toán nội bộ thì Hãng Kiểm toán AMA sẽ là một lựa chọn tốt.

DỊCH VỤ KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA HÃNG KIỂM TOÁN AMA

Quý khách hàng là đối tượng bắt buộc phải tuân thủ theo Nghị định 05/2019/NĐ-CP hay là Doanh nghiệp đang muốn xây dựng kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp, hiệu quả.

Với đội ngũ nhân sự là Kiểm toán viên hành nghề chuyên nghiệp, tậân tâm với trên 10 năm kinh nghiệm và đã trải qua hàng trăm cuộc kiểm toán BCTC, kiểm toán nội bộ cho Doanh nghiệp. Chúng tôi tin rằng có thể giúp Quý khách hàng hài lòng với dịch vụ của AMA.

  • Dịch vụ tư vấn xây dựng (setup) kiểm toán nội bộ của Doanh nghiệp: giúp Quý khách hàng trả lời câu hỏi có nên xây dựng KTNB hay không; quy mô nhưng thế nào; vị trí, chức năng; xây dựng quy chế, quy trình,…
  • Dịch vụ kiểm toán nội bộ: Cuộc kiểm toán nội bộ của chúng tôi thực hiện trên cơ sở định hướng rủi ro, bao gồm các nội dung là Kiểm toán nội bộ Báo cáo tài chính; Kiểm toán nội bộ Báo cáo tuân thủ; kiểm toán nội bộ đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của Hệ thống kiểm soát nội bộ,…
  • Dịch vụ đào tạo kiểm toán viên nội bộ: Chúng tôi đề cao tính thực chiến trong dịch vụ đào tạo của mình. Đến với Hãng kiểm toán AMA, Kiểm toán viên nội bộ sẽ thu nhận được các kiến thức thực tế, các hướng dẫn và đồng hành suốt quá trình làm việc tại Doanh nghiệp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ KIỂM TOÁN AMA

Được biết đến là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu kiểm Toán AMA với mục đích đáp ứng nhu cầu kiểm toán của doanh nghiệp. Nếu bạn đang cần một đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp hãy liên hệ ngay với kiểm toán AMA.

Tỉnh/Thành phố Địa chỉ Số điện thoại
✅ Hà Nội ⚡ Địa chỉ: Tầng 9A, Tòa nhà Leadvisors Place, số 41A Lý Thái Tổ Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội – Xem Bản Đồ  💛 Điện Thoại: 084 333 9444
✅ Nha Trang ⚡ Địa chỉ: 36A, Lam Sơn, P. Phước Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa  💛 Điện Thoại: 084 333 9444
✅ Thái Nguyên ⚡ Địa chỉ: Đang cập nhật  💛 Điện Thoại: 084 333 9444
✅ Hải Phòng ⚡ Địa chỉ: Đang cập nhật  💛 Điện Thoại: 084 333 9444
✅ Hải Dương ⚡ Địa chỉ: Số 64, đường Thanh Niên, Thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương – Xem Bản Đồ  💛 Điện Thoại: 0906 249 919
✅ Quảng Ninh ⚡ Địa chỉ: Đang cập nhật  💛 Điện Thoại: 084 333 9444
✅ Bắc Ninh ⚡ Địa chỉ: Đang cập nhật  💛 Điện Thoại: 084 333 9444
✅ Hà Nam ⚡ Địa chỉ: Đang cập nhật  💛 Điện Thoại: 084 333 9444

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 10000

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Hotline Zalo Messenger Up