Doanh nghiệp có được góp vốn bằng tiền mặt?
Trong trường hợp nào thì được góp vốn bằng tiền mặt? Đây chắc hẳn là câu hỏi của không ít kế toán và đặc biệt trong bối cảnh hiện nay quy định không dùng tiền mặt được áp dụng trong thuế GTGT và thuế TNDN. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Căn cứ pháp lý
2. Doanh nghiệp có được góp vốn bằng tiền mặt?
3. Mức phạt với hình thức góp vốn không đúng quy định?
Theo điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về giao dịch tài chính của doanh nghiệp như sau:
“1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.”
Thông tư 09/2015/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 29/01/15 hướng dẫn Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.”
2. Doanh nghiệp có được góp vốn bằng tiền mặt?
Căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn vào các doanh nghiệp khác mà sử dụng các hình thức sau: Thanh toán bằng Séc; Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền; Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Trường hợp cá nhân góp vốn vào công ty thì không quy định không được dùng tiền mặt. Tuy nhiên nên khuyến khích cá nhân góp vào công ty qua ngân hàng chứng từ của doanh nghiệp sẽ minh bạch hơn.
3. Mức phạt với hình thức góp vốn không đúng quy định?
Nếu doanh nghiệp đi góp vốn bằng tiền mặt thì mức phạt như thế nào?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về mức phạt của hành vi này. Tuy nhiên vận dụng các văn bản sẵn có thì có thể áp dụng như sau:
– Nếu pháp nhân góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng tiền mặt thì không tuân thủ quy định về thanh toán do đó nghiệp vụ này bị vô hiệu. Và được coi như hành vi không góp đủ vốn. Nếu quá thời hạn 90 ngày sẽ bị xử phạt theo khoản 3 điều 28 NGhị định 50/2016/NĐ-CP quy định như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.
Lập quyết định về việc hủy giao dịch góp vốn đã thực hiện bằng tiền mặt do không tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh toán. Doanh nghiệp đã nhận vốn góp tiến hành trả lại tiền cho Doanh nghiệp đã góp vốn bằng tiền mặt. Sau đó Doanh nghiệp tiến hành chuyển tiền qua ngân hàng tới doanh nghiệp góp vốn.
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.
Đăng ký nhận bản tin
Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp
08/03/2024
Làm hộ chiếu cần những giấy tờ gì năm 2024
08/03/2024