16 tháng 08, 2023 Tin tức
5
(92)

Quy trình kiểm toán nội bộ là một tài liệu được thiết kế để hướng dẫn Kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán tính tuân thủ, tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm tra lập và trình bày báo cáo tài chính của Ban giám đốc, kiểm tra tuân thủ theo khung rủi ro đã được ban hành bởi Hội đồng quản trị,….

Đây là bài viết hướng dẫn chi tiết về Quy trình kiểm toán nội bộ. Về tổng thể vị trí, vai trò, chức năng, năng lực cần có của Kiểm toán nội bộ, Quý vị có thể click vào đây

Quy trình kiểm toán nội bộ bao gồm các bước sau:

  1. Lập kế hoạch: Bước đầu tiên là lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán. Điều này bao gồm xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán, phạm vi của cuộc kiểm toán và các nguồn lực cần thiết.

Để lập được kế hoạch kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán, chuyên viên phụ trách cần tìm hiểu và lên kế hoạch các nội dung sau:

 + Đối chiếu với kế hoạch kiểm toán chung được lập từ đầu năm được duyệt để xem xét các đơn vị nằm trong nhóm được kiểm toán.

 + Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán: Bao gồm đánh giá tính phù hợp của kiểm soát, đánh giá tuân thủ, đánh giá hiệu quả hoạt động, quy trình đặt hàng, quy trình đánh giá NCC, quy trình nhập hàng và quy trình trả hàng,…

 + Thu thập thông tin ban đầu: cập nhật hiểu biết về quy trình và hệ thống được kiểm toán; nhận biết và xác nhận các kiểm soát có chức năng giảm thiểu các rủi ro trong quy trình hoạt động; tìm hiểu các thay đổi hoặc dự kiến thay đổi về quy trình, hệ thống nhân sự,…

 + Tìm hiểu và thảo luận về thời gian thực hiện kiểm toán trên cơ sở kế hoạch kiểm toán chung hàng năm.

 + Xác định nguồn lực và lịch trình kiểm toán: dự kiến các yếu tố nguồn lực kiểm toán bao gồm nhân sự, hậu cần, các kĩ năng chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ của các kiểm toán viên, sự ràng buộc về mặt thời gian,…; và lên lịch trình kiểm toán chi tiết gồm ngày bắt đầu, thời gian khảo sát thực địa, danh mục các tài liệu,…

 + Lập kế hoạch thực hiện kiểm toán chi tiết.

 + Trao đổi lịch kiểm toán dự kiến với đơn vị được kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán bao gồm các nội dung chính:

 + Thống nhất kế hoạch kiểm toán với đơn vị và phê duyệt lịch biểu kiểm toán.

 + Thể hiện rõ nội dung kiểm toán, nhân sự tham gia, thông tin liên lạc, thời gian thực hiện và tài liệu cần cung cấp.

 + Nhận diện các rủi ro tiềm tàng, các yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch kiểm toán, các lỗ hổng trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo đó, các nội dung chính bao gồm:

– Thông tin cơ bản về đơn vị: đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, các yếu tố pháp lý, tình hình thị trường

– Mạng lưới hoạt động của đơn vị, các khách hàng chính

– Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự

– Các yêu cầu về mặt tuân thủ cần được duy trì

– Các chính sách kế toán đặc thù thì áp dụng riêng cho Công ty

– Các quy trình hoạt động chính đang được vận hành

– Các rủi ro tiềm tàng được xác định

– ……..

Kế hoạch kiểm toán cần được trao đổi thảo luận trong nhóm kiểm toán để đảm bảo các thành viên đều được định hướng theo rủi ro đã được nhận diện trước khi trình Trưởng Kiểm toán nội bộ phê duyệt

2. Thực hiện kiểm toán nội bộ: Sau khi lập kế hoạch, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng về các nội dung kiểm toán đã được thống nhất trong giai đoạn lập kế hoạch. Các thủ tục kiểm toán có thể bao gồm phỏng vấn nhân viên, xem xét tài liệu và thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Trong trường hợp, Kiểm toán viên nội bộ phát hiện các rủi ro, sai sót, gian lận chưa được nhận diện hoặc những sai sót có hệ thống có tính trọng yếu thì Kiểm toán viên cần xin ý kiến lãnh đạo trực tiếp để mở rộng phạm vi kiểm toán.

3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Sau khi thu thập bằng chứng, kiểm toán viên sẽ đánh giá bằng chứng, tổng hợp, đánh giá ảnh hưởng (lượng hóa bằng số liệu) các vấn đề phát sinh về những điểm yếu của Hệ thống kiểm soát nội bộ, những gian lận, sai sót,…..

Đoàn kiểm toán họp sơ bộ với Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán để thu thập thêm các ý kiến đánh giá, giải trình của Ban lãnh đạo làm cơ sở tổng hợp Báo cáo cấp có thâm quyền trong Doanh nghiệp.

Kiểm toán viên thu thập đầy đủ giải trình và gửi Báo cáo kết quả kiểm toán cuối cùng đến Hội đồng quản trị (hoặc cấp có thẩm quyền theo phân cấp của Doanh nghiệp).

4. Theo dõi thực hiện kiến nghị:

Định kỳ KTNB thu thập Báo cáo khắc phục các sai sót, gian lận, đề xuất để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở Báo cáo kết quả cuộc kiểm toán.

Tùy theo mức độ của sai phạm, Đơn vị được kiểm toán xây dựng lộ trình khắc phục và báo cáo về cho Ban KTNB và Hội đồng quản trị.

Quy trình kiểm toán nội bộ là một công cụ quan trọng để giúp tổ chức cải thiện hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá tuân thủ, hạn chế các rủi ro tiềm tàng,…. Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả có thể giúp tổ chức ngăn ngừa gian lận, sai sót và rủi ro.

Tác dụng của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là một quá trình được thiết kế để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của một tổ chức. Hệ thống kiểm soát nội bộ là một tập hợp các quy trình được thiết kế để giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình và giảm thiểu rủi ro.

Kiểm toán nội bộ có một số tác dụng quan trọng, bao gồm:

  • Đảm bảo tính chính xác và trung thực của thông tin tài chính: Kiểm toán nội bộ giúp đảm bảo rằng thông tin tài chính được trình bày một cách chính xác và trung thực, phản ánh đúng tình hình tài chính của tổ chức.
  • Ngăn ngừa gian lận và sai sót: Kiểm toán nội bộ giúp phát hiện và ngăn ngừa gian lận và sai sót trong kế toán, nhằm bảo vệ lợi ích của các bên liên quan.
  • Tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính: Kiểm toán nội bộ giúp tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính, giúp các bên liên quan dễ dàng tiếp cận và hiểu được thông tin tài chính.
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động: Kiểm toán nội bộ giúp tổ chức cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách xác định và giải quyết các rủi ro và thiếu sót.
  • Tuân thủ các quy định: Kiểm toán nội bộ giúp tổ chức tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định của các cơ quan quản lý.

Kiểm toán nội bộ là một công cụ quan trọng để giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình và giảm thiểu rủi ro.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 92

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Hotline Zalo Messenger Up