Giới thiệu dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính là một trong những dịch vụ chủ chốt làm nên thương hiệu AMA và là một trong những thế mạnh của chúng tôi.
Dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên hành nghề độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực, chính xác, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập. Qua hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính, AMA đã giúp các khách hàng khắc phục những điểm bất cập còn tồn tại trong hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất lượng Báo cáo tài chính, phục vụ công tác quản lý tài chính và điều hành doanh nghiệp, phân tích thông tin của các Nhà đầu tư.
Hàng năm, đội ngũ Kiểm toán viên của AMA liên tục thực hiện kiểm toán rất nhiều hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp gồm các Tập đoàn kinh tế tư nhân, các Tổng Công ty; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ khu vực Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Âu Mỹ,…; các tổ chức, các đơn vị sự nghiệp…trong và ngoài nước.
Doanh nghiệp nào nên kiểm toán báo cáo tài chính ?
Vì sao nên chọn dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán AMA?
- Đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động.
- Sở hữu đội ngũ Kiểm toán viên trên 10 năm kinh nghiệm & chuyên gia phân tích tài chính trình độ cao, luôn sẵn sàng đồng hành 24/7
- Tư vấn tận tâm, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nhanh chóng, chính xác
- Mức chi phí hợp lý và tối ưu
- Môi trường minh bạch
- Tính bảo mật cao.
Doanh nghiệp nào phải kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm theo quy định
Theo Khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập, quy định như sau:
Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán được cấp phép của Bộ Tài chính, bao gồm:
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
– Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
– Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
– Doanh nghiệp nhà nước.
– Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước.
– Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
– Doanh nghiệp kiểm toán.
Quy trình cung cấp kiểm toán báo cáo tài chính của hãng Kiểm toán AMA
Hãng Kiểm toán AMA luôn dành 30% nguồn lực của cuộc kiểm toán cho giai đoạn lập kế hoạch. Lịch trình công tác lập kế hoạch như sau:
Giám đốc kiểm toán của AMA họp với Ban giám đốc, phòng Tài chính kế toán và Ban Kiểm soát nhằm thống nhất phạm vi, lịch trình và tiến độ cung cấp dịch vụ.
Trao đổi và thu thập dữ liệu thông tin chung về pháp lý và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Họp nhóm kiểm toán xác nhận tính độc lập của các thành viên
Lập kế hoạch kiểm toán thực địa
Phân tích sơ bộ nhằm nhận diện và khoanh vùng rủi ro
Xác định mức trọng yếu sơ bộ và thiết kế thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản
Thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp với khách hàng
Gửi bảng thông tin, tài liệu cần cung cấp tới Khánh hàng
Thảo luận lịch trình và nội dung kiểm toán với khách hàng
Thống nhất chiến lược dựa trên quá trình đề cập vấn đề và đóng góp ý kiến cùng khách hàng
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Thực hiện các chương trình, chiến lược kiểm toán đã thống nhất
Ngoài ra với sự am hiểu về thuế của các Kiểm toán viên, Hãng Kiểm toán AMA thực hiện dịch vụ gia tăng tới khách hàng thông qua việc Soát xét rủi ro thuế.
Kiểm toán viên AMA họp với Ban giám đốc khách hàng trao đổi về các vấn đề trọng yếu phát sinh và khuyến nghị liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ, sai sót, gian lận (nếu có) trong lập và trình bày Báo cáo tài chính
Đệ trình tới Ban Giám đốc một Thư quản lý khuyến nghị các vấn đề trọng yếu phát sinh liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính và các lỗ hổng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro thuế (nếu có)
Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán gửi tới Ban giám đốc
Phát hành Báo cáo kiểm toán (hoàn thành dịch vụ)
Một số câu hỏi thường gặp về dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
1. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.
2. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.3. Độc lập, trung thực, khách quan.4. Bảo mật thông tin.
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có Báo cáo kiểm toán kèm theo
1. Sở Tài chính
2. Cơ quan thuế
3. Cơ quan thống kê
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh
5. Doanh nghiệp cấp trên