Vì sao đơn vị nên lựa chọn giải pháp soát xét Thuế, hồ sơ sổ sách trước khi quyết toán với Cơ quan Thuế?
“Thuế sẽ là một chi phí khổng lồ nếu quý doanh nghiệp không quan tâm đầy đủ đến hồ sơ kế toán và lập báo cáo quyết toán thuế. Thuế vừa là quy định của luật pháp bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện, vừa là chi phí đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên chi phí thuế có thể giảm đến mức tối thiểu nếu doanh nghiệp biết lựa chọn dịch vụ tư vấn thuế phù hợp và có năng lực.”
1. Tình trạng chung của chứng từ sổ sách tại các Doanh nghiệp.
Chứng từ lộn xộn, bị thất lạc:
- Do đơn vị không biết cách lưu giữ chứng từ hợp lý, thiếu chứng từ kế toán, mất mát chứng từ gốc và chỉ khi cơ quan thuế kiểm tra mới phát hiện ra.
- Không có sổ sách hoặc có nhưng không đúng theo quy chuẩn để phục vụ cho việc quyết toán thuế:
Khi thực hiện công việc kế toán thuế, đơn vị thường có cách làm thô sơ, tự ước lượng/ ước tính kế toán trên các chứng từ mà không lập bất kỳ một loại sổ sách nào theo đúng quy định để thực hiện báo cáo vì mục đích “nắn” nghĩa vụ Thuế của chủ Doanh nghiệp. Hoặc có sổ sách nhưng do sự chủ quan, non kém về kinh nghiệm nên có thể thiếu và không khớp so với báo cáo đã nộp.
Báo cáo tài chính có thể được lập theo kiểu “làm vo”, làm áng chừng vì thời hạn nộp thuế đã hết; do đó nguy cơ số liệu phản ánh trên báo cáo tài chính thường bị sai lệch, không phản ánh chính xác phát sinh như thực tế chứng từ của Doanh nghiệp hiện có.
2. Kỹ năng, kinh nghiệm xử lý dữ liệu kế toán còn non yếu là nguy cơ bị truy thu các loại thuế.
Đơn vị không phân biệt được các chứng từ hợp lệ, bất hợp lệ theo quy định của pháp luật thuế:
Do không nắm chắc được luật kế toán, pháp luật về thuế nên kế toán không biết phân loại chứng từ hợp lệ và không hợp lệ, kê khai bất kỳ hoá đơn chứng từ nào mà Doanh nghiệp có, xảy ra tình trạng Doanh nghiệp không cân đối được thực tế thuế GTGT phải nộp và khi quyết toán thuế bị truy thu là điều khó tránh khỏi.
Đơn vị không sàng lọc được các chi phí hợp lý, hạch toán thiếu, sai: Từ việc không phân loại được chứng từ hợp lệ, không hiểu thế nào là chi phí được trừ/ chi phí không được trừ trong tính thuế TNDN dẫn đến việc xử lý sai và Doanh nghiệp có thể phải hứng chịu những thiệt hại khi bị truy thu thuế TNDN.
3. Sai sót báo cáo tài chính hết năm tài chính này đến năm tài chính khác,mang tính lũy kế.
Do thực hiện sổ sách sai, hoặc làm vo BCTC không có căn cứ nên Báo cáo tài chính của DN sai liên tiếp theo các năm mà không có bất kỳ sự điều chỉnh nào để lại các hậu quả đáng tiếc khi quyết toán thuế như: Các chỉ tiêu không rõ ràng, sai lệch số liệu khi đối chiếu các chỉ tiêu và các sai lệch này sẽ được cho sang thành thu nhập phải nộp thuế của DN.
“Dịch vụ tư vấn soát xét Báo cáo tài chính vì mục đích Thuế của AMA nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp”
Nếu doanh nghiệp không nắm rõ hoặc không cập nhật đầy đủ các quy định, chế tài về thuế, sẽ có rủi ro rất lớn liên quan tới nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ soát xét tình trạng thuế của chúng tôi sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn thấu đáo về hiện trạng tuân thủ pháp luật thuế và tính toán ảnh hưởng của thuế tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có thể giúp doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục kịp thời, phù hợp với các quy định về thuế.
- Kiểm tra, rà soát tình trạng tuân thủ pháp luật về thuế tại doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kiểm tra từng vấn đề cụ thể để phát hiện các lỗi của doanh nghiệp dẫn tới doanh nghiệp lãi giả, lỗ thật, phát hiện nguy cơ bị truy thu thuế.
Hãy đến với dịch vụ kiểm toán của AMA bạn sẽ nhận được sự hổ trợ chuyên nghiệp.
Đăng ký nhận bản tin
Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp