06 tháng 03, 2024 Tin tức
5
(999)

Tài sản cố định là những tài sản của doanh nghiệp hoặc cá nhân đã giảm giá trị trong quá trình sử dụng. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thanh lý tài sản cố định cần tìm hiểu thông tin về việc thanh lý. Vậy để tìm hiểu xem tài sản cố định là gì? Hạch toán thanh lý tài sản như thế nào? hay quy trình thanh lý tài sản ra sao? Mời các doanh nghiệp và các bạn theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về chúng.

Tổng quan về tài sản cố định

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC cùng với Thông tư 133/2016/TT-BTC thì tài sản cố định là tài sản đã hư hỏng và chúng không thể sử dụng được nữa. Những tài sản này có thể đã lỗi thời hay không phù hợp với nhu cầu sử dụng, kinh doanh.

Hạch toán thanh lý tài sản cố định

Hạch toán thanh lý tài sản cố định

Khi nào thì doanh nghiệp cần thanh lý tài sản cố định

Khi tài sản đó gặp vấn đề và không thể sử dụng được.

Khi tài sản của doanh nghiệp lỗi thời không phù hợp cho quá trình sử dụng.

Doanh nghiệp đã sáp nhập, nhượng bán hay giải thể thì cần thanh lý tài sản.

Hạch toán thanh lý tài sản cố định theo những trường hợp khác nhau

Trường hợp 1: Thanh lý tài sản cố định dùng cho các hoạt động kinh doanh

Ghi nhận doanh thu

Nợ TK111, 112, 131,…

Có TK711

Có TK3331

Khi bạn chưa tách được TK 3331 ngay thì 711 bao gồm tiền thuế khi kê khai số thuế phải nộp.

Ghi nhận tài sản cố định đã hao mòn

Nợ TK214 chính là giá trị đã hao mòn tài sản cố định.

Nợ TK811 chính là giá trị còn lại chưa khấu hao hết

Có T211 là giá trị tài sản cố định

Các chi phí khác liên quan đến việc thanh lý tài sản cố định là Nợ TK811.

Trường hợp 2: Thanh lý tài sản cố định cho trường hợp nội bộ, dự án

Ghi nhận tài sản cố định bị hao hụt 

Nợ TK214 chính là giá trị tài sản cố định bị hao mòn từ đầu kỳ khấu hao

Nợ TK466 chính là giá trị còn lại của tài sản cố định chưa khấu hao hết

Có TK211 Nguyên giá trị của tài sản cố định Các chi phí khác có liên quan sẽ được phản ánh vào Nợ liên quan.

Trường hợp 3: Thanh lý tài sản cố định cho các hoạt động phúc lợi xã hội

Ghi nhận doanh thu

Nợ TK111, 112,…

Có TK353

Có TK333

Ghi nhận giảm giá trị tài sản cố định

Nợ TK214 chính là giá trị tài sản cố định hao mòn từ đầu kỳ khấu hao

Nợ TK353 Giá trị còn lại của tài sản cố định chưa khấu hao hết

Có TK211 nguyên giá trị tài sản cố định

Các chi phí khác có liên quan sẽ được phản ánh vào Nợ TK353

Ngoài ra: tài sản thanh lý vào cuối kỳ được xác định cụ thể như sau: kết chuyển thu nhập khác bao gồm: Nợ TK711 và Có TK911 Kết chuyển chi phí thanh lý bao gồm Nợ TK911 và Có TK 811.

Những thông tin kiểm toán AMA chia sẻ ở trên rất mong hữu ích với khách hàng. Nếu bạn cần hổ trợ thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có những giải đáp chi tiết.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 999

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Hotline Zalo Messenger Up