09 tháng 01, 2023 Kiểm toán
0
(0)

Khi làm việc trong doanh nghiệp, chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm “công tác kế toán”. Luôn song hành và không kém quan trọng, thế nhưng “công tác kiểm toán” vẫn là khái niệm xa lạ với một bộ phận trong chúng ta. Trong phạm vi chuỗi bài này, AMA sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản về kiểm toán trong doanh nghiệp, nhằm giúp Quý thành viên có được cái nhìn khái quát


Đầu tiên, kiểm toán là gì? Nôm na là sau khi doanh nghiệp lập báo cáo tài chính, thì sẽ làm hợp đồng với các đơn vị dịch vụ kiểm toán, để các kiểm toán viên trong đơn vị đó kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Một đặc điểm đáng lưu ý là, doanh nghiệp không thể thuê người về làm trong doanh nghiệp của mình hay một cá nhân độc lập để thực hiện kiểm toán; mà phải thuê một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện công tác này. Vì lẽ đó, người ta thường đề cập đến khái niệm “kiểm toán độc lập” hơn chỉ là “kiểm toán”.

Đối tượng của kiểm toán độc lập

Xét trong phạm vi doanh nghiệp, sẽ có những doanh nghiệp bắt buộc phải được kiểm toán và những doanh nghiệp chỉ kiểm toán nếu họ tự nguyện và có nhu cầu.

Ở đây, kiểm toán doanh nghiệp lại chia ra làm hai loại, đó là kiểm toán cả doanh nghiệp và chỉ kiểm toán báo cáo của doanh nghiệp (báo cáo tài chính năm, báo cáo quyết toán dự án).

Cụ thể, theo Điều 37 của Luật kiểm toán độc lập năm 2011, các đối tượng dưới đây bắt buộc phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm:

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

– Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

– Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

– Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

–  Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

Cũng theo Điều này, đối tượng bắt buộc thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

Riêng doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định thì phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Đơn vị thực hiện kiểm toán độc lập

Chỉ các doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện hành nghề dịch vụ kiểm toán mới được thực hiện kiểm toán cho doanh nghiệp, tổ chức khác.

Quý thành viên có thể xem Danh sách các doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện hành nghề (được cập nhật đến ngày 02/5/2018) được công bố ở Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính

Doanh nghiệp được kiểm toán có quyền chủ động lựa chọn đơn vị kiểm toán phù hợp. Đồng thời trong quá trình thực hiện kiểm toán, doanh nghiệp có quyền:

– Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán và thông tin về kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán.

– Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán.

– Đề nghị thay thế thành viên tham gia cuộc kiểm toán khi có căn cứ cho rằng thành viên đó vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập trong quá trình thực hiện kiểm toán.

– …

Bên cạnh đó, doanh nghiệp được kiểm toán cần lưu ý là, nếu ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam từ ba năm liên tục trở lên thì phải yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thay đổi kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán.

Căn cứ pháp lý:

Luật kiểm toán độc lập năm 2011

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Hotline Zalo Messenger Up