Điều kiện mở đại lý thuế năm 2021 như thế nào?

10 tháng 01, 2023 Bản tin thuế

NỘI DUNG BÀI VIẾT

0
(0)

Đại lý thuế là đơn vị cung cấp các dịch vụ kê khai, báo cáo thuế, làm hồ sơ hoàn thuế, đề nghị miễn giảm thuế. Đại lý thuế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế theo thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế.

Các thủ tục, quy định về thuế rất phức tạp bởi có nhiều đối tượng khác nhau nên thường gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức khi muốn hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước. Chính vì thế, việc ký hợp đồng sử dụng dịch vụ làm các thủ tục thuế đang là một nhu cầu lớn..

So sánh đại lý thuế và dịch vụ kế toán?

Trên thực tế, dịch vụ của các đại lý thuế và dịch vụ kế toán dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người. Và ở phần này, Luật Hoàng Phi sẽ phân biệt đại lý thuế và dịch vụ kế toán:

Tiêu chí

Dịch vụ kế toán

Đại lý thuế

Các dịch vụ được thực hiện

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thực hiện các dịch vụ theo quy định của Luật Kế toán:

Đại lý thuế được thực hiện các công việc theo quy định của Luật Quản lý thuế:

Làm kế toán viên

Không được thực hiện

Kế toán trưởng

Không được thực hiện

Thiết lập hệ thống kế toán cho đơn vị

Không được thực hiện

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ kế toán.

Không được thực hiện

Tư vấn tài chính doanh nghiệp

Không được thực hiện

Khai, nộp, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền được miễn thuế, số tiền thuế được giảm, được hoàn theo quy định cho doanh nghiệp.

Khai, nộp, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền được miễn thuế, số tiền thuế được giảm, được hoàn theo quy định thay doanh nghiệp

Các dịch vụ kế toán khác theo quy định.

Không được thực hiện.

Điều kiện hoạt động

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải đảm bảo các điều kiện sau:

 

Đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán.

Đăng ký hành nghề với Hội hành nghề kế toán và kiểm toán Việt Nam.

Tối thiểu có 02 người có chứng chỉ hành nghề kế toán/ chứng chỉ kiểm toán viên do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Giám đốc (người đại diện theo pháp luật) phải có có chứng chỉ hành nghề kế toán/ chứng chỉ kiểm toán viên từ 02 năm trở lên

Đã nêu ở mục trên.

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề

Bộ Tài Chính

Tổng cục thuế

Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề

– Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính trở lên.

 

– Thời gian làm việc thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 60 tháng hoặc có tối thiểu 48 tháng làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán.

– Có bằng cao đẳng chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, luật kinh tế trở lên.

 

– Có thời gian làm việc trong lĩnh vực thuế tối thiểu 02 năm.

Các môn dự thi lấy chứng chỉ hành nghề

Căn cứ Điều 6, Thông tư 91/2017/TT-BTC các môn thi chứng chỉ kế toán, kiểm toán bao gồm:

 

– Pháp luật về kinh tế, doanh nghiệp.

– Tài chính, quản lý tài chính nâng cao

– Thuế, quản lý thuế nâng cao.

– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.

– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

– Trình độ C của một trong 5 ngoại ngữ: Trung, Đức, Anh, Nga, Pháp

Căn cứ Điều 13 Thông tư 117/2012/TT-BTC các môn thi chứng chỉ hành nghề dịch vụ thuế như sau:

 

– Pháp luật thuế.

– Kế toán trình độ cao đẳng.

 

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Hotline Zalo Messenger Up