Điểm mới của thông tư số 48/2019/TT-BTC về trích lập dự phòng
Ngày 08/08/2019 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp thay thế cho thông tư số 228/2009/TT-BTC. Vậy điểm mới của thông tư số 48/2019/TT-BTC là gì?
1. Tên gọi của Thông tư 48:
Ngay khi đọc tên gọi của thông tư, chúng ta dễ dàng nhận ra một điểm mới đấy là TT48 có phạm vi điều chỉnh việc trích lập dự phòng rộng hơn so với TT228, cụ thể tên TT48 nêu “trích lập dự phòng …tổn thất các khoản đầu tư” nói chung chứ không phải chỉ trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. điều đó có thể được hiểu là khi các khoản đầu tư nói chung nếu xác định có tổn thất thì DN được phép trích lập dự phòng…
2. Quy định chung:
– Về Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
+So với TT228 trước đây, TT48 đã bổ sung rõ ràng và khá đầy đủ về phạm vi điều chỉnh (TT228 không có) đồng thời cũng nói rõ việc trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại thông tư này làm cơ sở xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Đặc biệt, một nội dung vô cùng mới đấy là TT48 lần đầu tiên nói rõ sự tách biệt giữa việc trích lập dự phòng cho mục đích xác định nghĩa vụ thuế với mục đích lập và trình bày BCTC của DN. Theo đó, việc trích lập dự phòng (TLDP) cho mục đích thuế thực hiện theo luật thuế, mục đích lập và trình bày BCTC theo quy định của pháp luật kế toán.
+Như vậy TT này chỉ phục vụ cho mục đích thuế, đây là điểm quan trọng và được tôi chờ đợi nhất trong thời gian qua
– Về Giải thích từ ngữ:
+ TT48 đã nêu định nghĩa về dự phòng giảm giá hàng tồn kho quá giống với TT200, “dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.
+ Như đã nói ngay phần tên gọi, TT48 đã định nghĩa rất rõ ràng về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, theo đó việc trích lập dự phòng không chỉ dành riêng cho các khoản đầu tư tài chính mà cho cả các khoản đầu tư khác của DN bị suy giảm giá trị;
+ Định nghĩa về dự phòng phải thu khó đòi theo tôi cũng quá hay khi mà TT48 đã cho phép trích lập khoản dự phòng ngay cả khi khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.
+ Đối với định nghĩa cuối về dự phòng bảo hành sản phẩm cũng rất hay, TT48 đã điều chỉnh cụm từ công trình xây lắp thành công trình xây dựng đồng thời bổ sung việc TLDP cả dịch vụ bảo hành.
– Về Nguyên tắc chung trong trích lập dự phòng:
+TT48 này BTC đưa được nguyên tắc quá phù hợp với thực tế khi nói rõ cả về chi phí thuế và đạo lý của việc TLDP về mặt kế toán: chính là nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán;
+TT48 đã cắt tỉa hết những cái râu ria mà TT228 gọi là nguyên tắc khó hiểu để đi thẳng vào vấn đề chính giúp DN dễ hiểu, dễ áp dụng hơn dỡ mất thời gian tranh cải vì những chuyện rất trời ơi như trong thời gian qua.
+Cũng theo hướng dẫn tại TT48 thì các khoản đầu tư ra nước ngoài DN không được trích lập dự phòng, trước đây TT228 không rõ ràng, nhiều DN đã trích lập nên TT48 cũng đã hướng dẫn cách xử lý rõ ràng trong điều khoản thi hành.
3. Quy định cụ thể:
– TT48 hướng dẫn rõ trường hợp DN không có đối chiếu công nợ. Theo đó, DN chỉ cần soạn văn bản đề nghị đối chiếu, xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyên phát);
– Một trong những điểm đáng lưu ý tại Thông tư này là không còn cho phép doanh nghiệp trích lập dự phòng tổn thất đối với các khoản đầu tư ra nước ngoài (khoản 2 Điều 2, khoản 4 Điều 3).
– Số dư dự phòng tổn thất các khoản đầu tư ra nước ngoài mà doanh nghiệp đã trích lập (nếu có) bắt buộc phải hoàn nhập, ghi giảm chi phí tại thời điểm lập BCTC năm 2019 (khoản 5 Điều 8).
– Tuy nhiên, về dự phòng giảm giá hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ được phép trích lập dự phòng giảm giá cho cả những hàng hóa đang ở ngoài kho, như hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi ở kho bảo thuế (khoản 1 Điều 4).
– Ngoài ra, mức trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng tổn thất đầu tư tài chính cũng có thay đổi công thức tính so với trước.
– Mặt khác, bổ sung thêm mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán (khoản 2 Điều 6).
– Về thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng sẽ là thời điểm lập BCTC năm (khoản 2 Điều 3), thay vì theo quy định cũ là thời điểm cuối kỳ kế toán năm hoặc ngày cuối cùng của năm tài chính (khoản 2 Điều 3 Thông tư 228/2009/TT-BTC).
>> Xem thêm: Chi tiết sự thay đổi thông tư 48/2019/TT-BTC về trích lập các khoản dự phòng
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.
Đăng ký nhận bản tin
Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp
08/03/2024
Làm hộ chiếu cần những giấy tờ gì năm 2024
08/03/2024