10 tháng 01, 2023 Bản tin tài chính
0
(0)

Ngày 08/8/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/10/2019. Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 228/2009/TT-BTCThông tư 34/2011/TT-BTCThông tư 89/2013/TT-BTC.

AMA xin tóm tắt một số điểm khi so sánh quy định cũ – mới về việc trích lập các khoản dự phòng như sau:

I. Về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1. Điểm mới: Doanh nghiệp sẽ được phép trích lập dự phòng giảm giá cho cả những hàng hóa đang ở ngoài kho, như hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi ở kho bảo thuế

Cụ thể tại khoản 1, điều 4, TT48:
 

Thông tư số 48/2019/TT-BTC Thông tư số TT228/2009/TT-BTC
Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sô kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
– Có hóa đơn, chứng từ họp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho
– Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm
Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.
 
2. Điểm mới: Bổ sung quy định mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết

Cụ thể tại điểm d, khoản 3, điều 4, TT48:
 

Thông tư số 48/2019/TT-BTC Thông tư số TT228/2009/TT-BTC
d) Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Chưa có
 
II. Về việc trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính

1. Điểm mới: DN không trích lập dự phòng rủi ro cho khoản đầu tư ra nước ngoài. Chỉ được trích lập rủi ro đối với các khoản đầu tư tài chính trong nước.

Cụ thể tại điểm a, khoản 1, điều 5, TT48:
 

Thông tư số 48/2019/TT-BTC Thông tư số TT228/2009/TT-BTC
a) Đối tượng lập dự phòng là các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo quy định của pháp luật chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điếm lập báo cáo tài chính năm có đủ các điều kiện sau:
– Là chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước mà doanh nghiệp đang đầu tư.
– Là chứng khoán được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm giá chứng khoán thực tế trên thị trường thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên so kế toán.
a) Đối tượng: là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau:
– Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
– Được tự do mua bán trên thi trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.
Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cố phiếu quỹ thì không được lập dự phòng giảm giá. Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện theo quy đinh riêng.
 
2. Điểm mới: Mức trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng tổn thất đầu tư tài chính cũng có thay đổi so với trước

Cụ thể tại điểm b, khoản 1, điều 5, TT48:
 

Thông tư số 48/2019/TT-BTC
 
 


Thông tư số TT228/2009/TT-BTC
 
  

 
 


III. Về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

1. Điểm mới: Bổ sung căn cứ chứng từ trích lập dự phòng

Cụ thể tại điểm a, khoản 1, điều 6 TT48:
 

Thông tư số 48/2019/TT-BTC Thông tư số TT228/2009/TT-BTC
Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
– Một trong số các chứng từ gốc sau: Họp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
– Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dâu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyên phát);
– Bảng kê công nợ;
– Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
Chưa có
 
2. Điểm mới: Bổ sung với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông thì mức trích lập được quy định riêng biệt

Cụ thể tại điểm b, khoản 2, điều 6, TT48:
 

Thông tư số 48/2019/TT-BTC Thông tư số TT228/2009/TT-BTC
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
– 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng
– 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng
– 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng
– 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên.
Chưa có
 
3. Điểm mới: Mở rộng và làm rõ trường hợp được phép trích lập dự phòng công nợ phải thu chưa đến hạn thu

Cụ thể tại điểm c, khoản 2, điều 6, TT48:
 

Thông tư số 48/2019/TT-BTC Thông tư số TT228/2009/TT-BTC
Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thế thực hiện được do đoi tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên số kế toán) để trích lập dự phòng Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thê; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng
 
IV. Về việc trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ công trình xây dựng

1. Điểm mới: Bổ sung loại hình dịch vụ công trình xây dựng vào đối tượng được trích lập dự phòng, làm rõ hơn về đối tương bảo hành

Cụ thể tại khoản 1, điều 7, TT48:
 

Thông tư số 48/2019/TT-BTC Thông tư số TT228/2009/TT-BTC
Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng do doanh nghiệp thực hiện đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và doanh nghiệp14 vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.
 
 

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Hotline Zalo Messenger Up