Ngày nay khi doanh nghiệp trao đổi buôn bán hàng hoá thì sẽ có các khoản giảm trừ doanh thu. Khoản giảm trừ này là gì? Cách tính khoản giảm trừ doanh thu này như thế nào? Và những điều cần biết về khoản này sẽ được chúng tôi giới thiệu và làm rõ đến các bạn thông qua bài viết bên dưới
Tổng quan về khoản giảm trừ doanh thu
Khoản giảm trừ doanh thu là các khoản tiền mà doanh thu phải chịu giảm do quá trình bán hàng tạo nên. Các loại khoản giảm trừ này không bao gồm các loại thuế ví dụ như thuế giá trị gia tăng. Và các khoản giảm trừ doanh thu này nộp theo cách trực tiếp.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm những loại nào?
Các khoản giảm trừ doanh thu là số tiền phát sinh trong doanh thu bán hàng làm giảm giá các sản phẩm của doanh nghiệp. Có một số loại khoản giảm trừ cụ thể như sau:
Khoản giảm trừ do chiết khấu thương mại: đây là số tiền bị trừ khi hàng hóa của bạn không đúng chất lượng hay không đúng theo hợp đồng.
Các loại hàng hóa sau khi bán bị trả lại: nguyên nhân là do sản phẩm của doanh nghiệp bạn không đúng loại, sai kích cỡ hay nhiều nguyên nhân khác mà bị trả lại.
Khoản giảm trừ doanh thu được tính như thế nào?
Khoản giảm trừ doanh thu sẽ được tính toán theo quy định của pháp luật. Cụ thể là tại thông tư 200/2014/TT-BTC. Bao gồm 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5211: là chiết khấu thương mại đây là các khoản dùng để xem xét chiết khấu cho người mua do khách hàng khi mua sản phẩm đã đưa một số tiền được thể hiện rõ trên hóa đơn bán hàng.
Tài khoản 5212 chính là hàng hóa bị khách hàng trả về. Điều này thể hiện rõ các sản phẩm được trả về do người mua không hài lòng về một số lý do nào đó.
Tài khoản 5213 do giảm giá các sản phẩm. Thể hiện người bán giảm giá một số sản phẩm làm người mua có nhu cầu mua sản phẩm đó với giá cả thấp hơn giá bình thường nguyên nhân có thể do sản phẩm bị hư hại hoặc không đúng mẫu.
Hạch toán khoản giảm trừ doanh thu như thế nào?
Đầu tiên là các khoản giảm trừ do chiết khấu thương mại
Trường hợp 1: giảm giá sản phẩm đã bán mà đối tượng mua hàng phải chịu thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ:
TK 5211 và TK 5213: chính là các khoản giảm trừ doanh thu
TK3311 là thuế giá trị gia tăng
TK111, TK112, TK113 là tổng các giá trị phải trả.
Trường hợp 2: các sản phẩm không thuộc đối tượng mua hàng phải chịu thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp trực tiếp:
TK5211, TK5213: là các khoản nợ giảm trừ doanh thu
TK111, TK112, TK131: là các khoản giảm trừ doanh thu
Hạch toán mà hàng đã bán bị khách hàng trả lại bao gồm 3 loại hạch toán như sau:
-Hạch toán kiểm kê thường xuyên những hàng tồn kho bao gồm các khoản
TK154, TK155, TK156: là các khoản nợ giá vốn bán hàng
TK632: chính là lá vốn bán hàng
– Hạch toán kiểm kê định kì các mặc hàng tồn kho bao gồm 3 loại TK611 là nợ mua hàng, TK612 là nợ giá thành sản phẩm và có được giá vốn bán hàng là TK613.
– Hạch toán khi cửa hàng bị người bán trả lại số hàng đã mua:
Nợ TK5212 chính là giá trị của hàng bán bị khách hàng trả lại.
Nợ TK33311: tiền thuế giá trị gia tăng
Có các TK111,TK112 là tổng các chi phí phải trả
Hạch toán các khoản cuối kì phát sinh trong bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm nợ TK511 là doanh thu bán các sản phẩm và Có TK521 là các khoản giảm trừ lợi nhuận.
Bên trên là những thông tin liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu mà công ty kiểm toán AMA gửi đến cho khách hàng, nếu bạn cần tư vấn nhiều hơn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hổ trợ.
Đăng ký nhận bản tin
Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuể, doanh nghiệp